Duy trì tính định kỳ cho lễ hội
Ngày đăng: 17-08-2022 | 08:23 Sáng
Đây là lần thứ 5 Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya được tổ chức với mục đích bảo tồn văn hóa và kích cầu phát triển du lịch, thu hút du khách. Nhưng lễ hội vẫn chưa thực sự mang tính định kỳ, bởi có năm tổ chức, năm không. Tương tự, Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên lần thứ nhất năm 2018 với chủ đề “Cồng chiêng và lễ hội dân gian Tây Nguyên” do tỉnh Gia Lai tổ chức rất thành công, nhận được sự yêu mến của đông đảo người dân và du khách. Sau 4 năm, sự kiện này mới tiếp tục được tổ chức lần thứ 2 với chủ đề “Hội tụ và lan tỏa”.
Theo ông Hà Trọng Hải-Giám đốc Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh: “Nếu lễ hội được tổ chức định kỳ, chủ thể lẫn khách thể đều có sự chủ động, chất lượng sự kiện sẽ được nâng lên, nội dung sâu sắc, hấp dẫn hơn nhờ rút kinh nghiệm kịp thời. Ngoài ra, lễ hội sẽ đi vào tiềm thức của mọi người tương tự như World Cup hay Euro, trở thành ngày hội của giới mộ điệu trên khắp hành tinh. Khi đó, truyền thông cũng diễn ra ở mức độ cao hơn. Chính người dân sẽ thông tin cho nhau, doanh nghiệp lữ hành cứ “đến hẹn lại lên” tự động giới thiệu tour để bán cho khách du lịch. Tạo tính định kỳ cho lễ hội còn tăng khả năng huy động vốn, xã hội hóa tổ chức sự kiện. Các doanh nghiệp cần quảng bá hình ảnh, thương hiệu sẽ chủ động kinh phí, thậm chí không cần kêu gọi đã có doanh nghiệp đăng ký tham gia. Khi huy động được nhiều nguồn xã hội hóa thì lễ hội sẽ được nâng tầm, chất lượng. Thiếu tính định kỳ, người tổ chức cũng bị động, kéo theo nhiều yếu tố làm “yếu” đi sự kiện”.
Theo ông Hà Trọng Hải-Giám đốc Công ty cổ phần Cao Nguyên Việt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh: “Nếu lễ hội được tổ chức định kỳ, chủ thể lẫn khách thể đều có sự chủ động, chất lượng sự kiện sẽ được nâng lên, nội dung sâu sắc, hấp dẫn hơn nhờ rút kinh nghiệm kịp thời. Ngoài ra, lễ hội sẽ đi vào tiềm thức của mọi người tương tự như World Cup hay Euro, trở thành ngày hội của giới mộ điệu trên khắp hành tinh. Khi đó, truyền thông cũng diễn ra ở mức độ cao hơn. Chính người dân sẽ thông tin cho nhau, doanh nghiệp lữ hành cứ “đến hẹn lại lên” tự động giới thiệu tour để bán cho khách du lịch. Tạo tính định kỳ cho lễ hội còn tăng khả năng huy động vốn, xã hội hóa tổ chức sự kiện. Các doanh nghiệp cần quảng bá hình ảnh, thương hiệu sẽ chủ động kinh phí, thậm chí không cần kêu gọi đã có doanh nghiệp đăng ký tham gia. Khi huy động được nhiều nguồn xã hội hóa thì lễ hội sẽ được nâng tầm, chất lượng. Thiếu tính định kỳ, người tổ chức cũng bị động, kéo theo nhiều yếu tố làm “yếu” đi sự kiện”.
Các lễ hội được tổ chức định kỳ sẽ tạo thêm đặc trưng riêng cho du lịch mỗi địa phương. Ảnh: Hoàng Ngọc |
Các lễ hội văn hóa những năm gần đây luôn kéo theo yếu tố kích cầu du lịch. Nếu tạo định kỳ, chính quyền, người dân và cả doanh nghiệp du lịch đều trong tâm thế chủ động chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện. Ông Hoàng Phương-Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông du lịch Le Pleiku-khẳng định: “Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya nếu được tổ chức định kỳ hàng năm sẽ tạo thuận lợi rất lớn cho các đơn vị lữ hành. Chúng tôi sẽ đưa sự kiện này vào tour cố định để giới thiệu, quảng bá cho du khách, chủ động xây dựng các sản phẩm du lịch trên cùng một tuyến tham quan mà không cần phải ngóng chờ, phập phồng sự kiện có tổ chức hay không”.
Ở ngôi làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đang Ya, sau những mùa lễ hội đã có những gia đình Jrai bắt đầu làm du lịch. Tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2020, chị A Yăm-làng Ia Gri cùng 4 gia đình trong dòng họ mở chung quầy hàng ẩm thực truyền thống phục vụ du khách. Mỗi ngày, quầy bán 100-150 con gà nướng và rất nhiều cơm lam. Chị cho biết, nếu sự kiện được tổ chức hàng năm, gia đình chủ động nuôi gà, trồng lúa nếp, đến lễ hội thì phân công mỗi người mỗi việc mà không cần phải đi mua nguyên liệu hay bị động gì.
Nhiều địa phương thời gian qua đã tổ chức các lễ hội văn hóa gắn với phát triển du lịch, như huyện Kbang tổ chức Ngày hội Du lịch vào cuối tháng 7, huyện Phú Thiện tổ chức lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui vào kỳ nghỉ lễ 30-4, huyện Ia Grai có Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô gắn với Liên hoan văn hóa cồng chiêng, hay huyện Chư Prông tổ chức lễ hội hoa muồng vàng vào tháng 10. Các địa phương đã xác định được điểm mạnh để tổ chức lễ hội gắn với tài nguyên nổi bật, cảnh quan đặc trưng, tăng thêm sức hút cho du lịch. “Nếu các địa phương quyết tâm tổ chức sự kiện hàng năm, tạo tính định kỳ cho lễ hội sẽ tạo nên thương hiệu riêng, đặc trưng riêng cho du lịch địa phương đó. Từ tần suất sự kiện lễ hội được tổ chức, doanh nghiệp lữ hành có thêm sản phẩm, tour hấp dẫn để mời gọi du khách”-ông Hà Trọng Hải nhấn mạnh.
Ở ngôi làng Ia Gri dưới chân núi lửa Chư Đang Ya, sau những mùa lễ hội đã có những gia đình Jrai bắt đầu làm du lịch. Tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya năm 2020, chị A Yăm-làng Ia Gri cùng 4 gia đình trong dòng họ mở chung quầy hàng ẩm thực truyền thống phục vụ du khách. Mỗi ngày, quầy bán 100-150 con gà nướng và rất nhiều cơm lam. Chị cho biết, nếu sự kiện được tổ chức hàng năm, gia đình chủ động nuôi gà, trồng lúa nếp, đến lễ hội thì phân công mỗi người mỗi việc mà không cần phải đi mua nguyên liệu hay bị động gì.
Nhiều địa phương thời gian qua đã tổ chức các lễ hội văn hóa gắn với phát triển du lịch, như huyện Kbang tổ chức Ngày hội Du lịch vào cuối tháng 7, huyện Phú Thiện tổ chức lễ cầu mưa của Yang Pơtao Apui vào kỳ nghỉ lễ 30-4, huyện Ia Grai có Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô gắn với Liên hoan văn hóa cồng chiêng, hay huyện Chư Prông tổ chức lễ hội hoa muồng vàng vào tháng 10. Các địa phương đã xác định được điểm mạnh để tổ chức lễ hội gắn với tài nguyên nổi bật, cảnh quan đặc trưng, tăng thêm sức hút cho du lịch. “Nếu các địa phương quyết tâm tổ chức sự kiện hàng năm, tạo tính định kỳ cho lễ hội sẽ tạo nên thương hiệu riêng, đặc trưng riêng cho du lịch địa phương đó. Từ tần suất sự kiện lễ hội được tổ chức, doanh nghiệp lữ hành có thêm sản phẩm, tour hấp dẫn để mời gọi du khách”-ông Hà Trọng Hải nhấn mạnh.
Nguồn : dulichpleiku.gialai.gov.vn